Vải cotton 2 chiều có nhiều ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa cotton 4 và 2 chiều.
Vậy cotton 2 chiều là gì? Vải cotton 2 chiều và 4 chiều khác nhau như thế nào? Hãy để Hoang Phuc International giải đáp giúp bạn.
Xem thêm:
Tóm tắt
Định nghĩa cotton 2 chiều
Định nghĩa vải tixi
Vải cotton 2 chiều hay vải tixi là vải được sản xuất từ sợi cotton có sự góp mặt của sợi polyester (PE) theo tỉ lệ nhất định, thông thường sẽ là 35/65. Trong đó, cotton chiếm 35% và còn lại là 65% PE.
Đúng với tên gọi, vải có thể co giãn theo 2 chiều gồm phương ngang hoặc phương thẳng đứng. Do được tạo bởi sợi cotton nên vải có khả năng thấm hút cực tốt, đồng thời mang đến cảm giác thoáng mát và thoải mái cho người mặc.
Phân loại cotton 2 chiều
Vải thường được chia thành 3 lại phổ biến:
Cotton TC 2 chiều
Đây là loại vải có cấu tạo từ cotton, sợi polyester và sợi spandex. Tỷ lệ đóng góp trong thành phần lần lượt là sợi polyester, sợi cotton và cuối cùng là sợi spandex.
Vải cotton TC 2 chiều ít nhăn, song do sợi cotton chiếm tỷ lệ thấp nên khả năng thấm hút kém hơn hẳn. Bù lại, loại vải này ít có hiện tượng xù lông trên bề mặt vải. Sau khi đốt, vải sẽ bị vón cục.
Cotton CVC 2 chiều
Tương tự, vải cũng được kết hợp bởi 3 loại sợi gồm cotton, polyester và spandex. Tuy nhiên lúc này tỷ lệ cotton sẽ là cao nhất. Vải có độ thoáng mát cao hơn TC do trong thành phần có tỉ lệ cotton cao.
Vải khi gặp lửa sẽ cháy nhanh hơn, một phần nhỏ polyester sẽ bị vón cục, còn cotton sẽ thành tro.
Cotton 100% 2 chiều
Vải được dệt từ sợi bông nguyên chất và chỉ có lẫn một ít sợi spandex. Loại vải này rất thoáng mát do có khả năng thấm hút tốt.
Điểm nhận dạng dễ thấy là vải sau khi tiếp xúc với lửa sẽ cháy rất nhanh, tàn hầu hết thành tro mà không bị vón cục.
Ưu và nhược điểm vải tixi
Ưu và nhược điểm vải tixi
Ưu điểm
- Tính thấm hút tốt: Nhờ vào cotton trong thành phần cấu tạo nên vải tixi có tính thấm hút tương đối tốt. Chính nhờ điểm này nên khi mặc áo luôn mang lại cảm giác vô cùng thông thoát. Những trang phục từ loại vải này có thể mặc khi tham gia vận động hoặc vào mùa hè nóng bức.
- Độ co giãn cao: Trong vải có hàm lượng spandex nhất định, đem đến khả năng theo 2 chiều nên tạo cảm giác thoải mái khi mặc. Trang phục thể thao từ loại vải này sẽ là lựa chọn đáng cân nhắc dành cho bạn.
- Vải ít nhăn: Vải cotton thường dễ nhăn và bị giãn sau thời gian dài sử dụng. Bằng việc đưa sợi spandex và polyester vào trong thành phần đã khắc phục đáng kể hạn chế này.
Nhược điểm
- Vải bị xù lông: Hạn chế lớn nhất của các loại vải có chứa cotton trong thành phần là hiện tượng xù lông. Vải sau một thời gian sử dụng sẽ có hương tượng đổ lông trên bề mặt, gây mất thẩm mỹ.
- Bề mặt vải thô: Trong thành phần vải thường chứa rất ít sợi spandex. Do đó, bề mặt vải ít sự bóng nhẵn so với những loại vải có chứa nhiều sợi này.
Phân biệt cotton 2 và 4 chiều
Phân biệt vải cotton
- Xem thông tin sản phẩm: Trên các sản phẩm từ cotton 4 hay 2 chiều đều sẽ có trên mẩu giấy thông tin sản phẩm. Bạn có thể căn cứ vào mẩu giấy này để phân biệt. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng được cung cấp đầy đủ thông tin và bạn phải áp dụng tiếp những cách sau.
- Quan sát bề mặt vải: Quan sát bề mặt vải sẽ giúp bạn nhận diện được đâu là cotton 4 chiều, đâu là loại 2 chiều. Vải tixi thường có bề mặt thô hơn do tỷ lệ spandex trong thành phần thấp hơn.
- Kéo giãn vải: Đơn giản hơn và chuẩn xác hơn 2 cách trên là kéo giãn vải. Điều bạn cần làm là dùng tay kéo vải, nếu có thể co giãn cả 4 chiều thì là cotton 4 chiều, nếu chỉ co giãn theo phương ngang hay đứng thì là cotton co giãn 2 chiều.
Ứng dụng của vải cotton 2 chiều
Cotton 2 chiều có nhiều ứng dụng trong đồ nội thất hay may mặc.
Ở lĩnh vực nội thất, vải được dùng để may màn, khăn trải bàn hay một số sản phẩm decor khác.
Ở lĩnh vực thời trang, vải được chọn lựa để may các trang phục từ bình dân đến cao cấp. Với giá thành không quá cao nhưng chất lượng lại không hề kém cạnh, cotton 2 chiều lại càng được ưu ái.
Bảo quản trang phục cotton 2 chiều
Vải rất dễ nhăn và bị giãn vải sau thời gian sử dụng. Quá trình vải bị mất trạng thái ban đầu phần lớn đến từ việc bảo quản không đúng cách. Vậy bảo quản vải tixi như thế nào cho đúng? Hãy để Hoàng Phúc Quốc Tế mách bạn!
Giặt trang phục bằng tay: Với những loại vải dễ nhăn hay bị biến dạng bởi tác động mạnh bạn nên hạn chế giặt máy. Lực tạo ra từ máy giặt hay quá trình vắt khô quá mức sẽ khiến vải càng nhanh bị giãn. Thay vào đó, bạn hãy giặt tay và vắt chúng nhẹ nhàng thôi nhé.
Lộn trái khi phơi: Một mẹo để giữ màu quần áo là phơi bề trái. Điều này hạn chế vải tiếp xúc với nhiệt độ ánh mặt trời làm phai màu.
Phơi ngang sản phẩm: Việc phơi thẳng đứng sản phẩm theo cách phơi thông thường sẽ khiến nước còn đọng trên vải dồn về phía dưới. Điều này khiến cho vải càng mau bị giãn hơn. Phơi vải ngang móc sẽ giúp bạn hạn chế điểm này.
Tránh ủi nhiệt độ cao: Vải tixi rất dễ bị phá vỡ cấu trúc bởi nhiệt độ cao. Do đó, khi ủi, bạn chú ý đừng để nhiệt độ vượt quá 150 độ C.
Đến đây tin chắc rằng bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về cotton 2 chiều. Đừng quên theo dõi chuyên mục Kiến thức thời trang của Hoàng Phúc Quốc Tế để cập nhật những thông tin thời trang hữu ích nhất.