Marc Ecko và cách xây dựng thương hiệu trị giá hàng tỷ đô la

1456

Marc Ecko luôn có ước mơ “It’s going to Be Big”. Điều đó không hề dễ dàng và anh ấy đã phát triển các kỹ năng của mình trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu. Với khả năng thiên phú cùng sự cố gắng, anh ấy đã xây dựng nên công ty quần áo hàng tỷ đô la và trở thành một ông vua áo phông nổi tiếng trên toàn thế giới.

Xem thêm: Logo Ecko Unltd. và những điều có thể bạn chưa biết

Đôi chút về Marc Ecko

Từng là một nghệ sĩ graffiti không có mối quan hệ và gia đình cũng không làm trong lĩnh vực thời trang, Marc Ecko đã rời bỏ vùng an toàn tại trường dược để thành lập thương hiệu thời trang cho riêng mình.

Quyết định rẽ hướng sang thời trang rất nhanh khi đang là sinh viên ngành dược, cùng sự sáng tạo, Marc Ecko đã biến ngân sách 5.000 USD thành một tập đoàn toàn cầu trị giá hàng trăm triệu USD. Bắt đầu từ đó, Marc Ecko được biết đến là một nhà thiết kế thời trang, doanh nhân, nhà đầu tư và nghệ sĩ người Mỹ.

Marc Ecko là người sáng lập Marc Eckō Enterprises, một công ty thời trang toàn cầu. Marc cũng là chủ tịch của Complex Media nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các xu hướng thời trang, giải trí, phong cách sống và sản phẩm cho nam giới.

Ecko còn là thành viên ban danh dự của Hội đồng các nhà thiết kế thời trang của Mỹ, Big Picture Learning và Tikva Children’s Home.

Không chỉ là một người tài ba trong lĩnh vực thời trang, Marc Ecko còn cho ra mắt quyển sách có tên Unlabel: Sell You Without Sell Out.

Marc Ecko và thương hiệu thời trang của mình

Marc Ecko bắt đầu kinh doanh bằng cách phun sơn lên áo phông, áo nỉ và áo khoác. Sau đó, anh mang những sản phẩm của mình đến các cửa hàng và hội chợ đường phố. 

Mười lăm năm sau, ở độ tuổi 36, Marc đã sở hữu một nửa thương hiệu Marc Ecko Enterprises, nhà sản xuất trang phục lấy cảm hứng từ đường phố với 1.500 nhân viên và báo cáo doanh thu toàn cầu là 1,5 tỷ đô la. Ecko Unltd. đã trở thành thương hiệu lớn nhất trong mảng thời trang thành thị/ urbanwear.

Thương hiệu thời trang của Marc được thành lập và phát triển mạnh mẽ như thế một phần nhờ người bạn thân da màu của anh. Khi sự xâm nhập văn hóa da đen từ hip-hop được diễn ra, Marc Ecko đã thực sự bị thu hút bởi điều này. Đây cũng chính là nguồn cảm hứng để Marc tạo ra những sản phẩm thời trang.

Marc Ecko cho biết, anh đã bắt đầu làm áo phông từ năm lớp 8 sau khi lấy cảm hứng từ một cuốn sách về nghệ thuật graffiti mà anh có hồi lớp 7. Anh đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ từ người thân cũng như bạn bè vào thời điểm đó.

Đến cấp 3, Marc Ecko bắt đầu mặc chiếc áo phông tự tay thiết kế và trở thành tâm điểm chú ý. Marc đã kiếm được 600 – 700 USD và anh đã kinh doanh áo của mình trong suốt thời gian học trung học rồi trở nên nổi tiếng.

Cố vấn ở trường trung học đã thuyết phục Marc Ecko cần một sự nghiệp. Marc quyết định theo học ngành dược tại Đại học Rutgers vì cha anh là một dược sĩ. Năm 1993, Marc Ecko quyết định thôi học khi đang ở năm 3.

Anh bắt đầu một kế hoạch kinh doanh nhưng ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Anh đã tham khảo thương hiệu Ralph Lauren và Polo. Marc quyết định hợp tác với một người quen và người ấy đã đưa cho anh 5.000 USD tiền mặt rồi nói: “Bạn có thể in bao nhiêu áo phông từ số tiền này?”. Thế là họ bắt tay nhau xây dựng thương hiệu.

Khi công ty thành lập, nó cần có một tên gọi và logo. Họ của Ecko là Milecofsky và ở nhà, anh ấy được gọi là Echo. Chính vì thế mà ban đầu Marc Ecko đã đặt tên cho thương hiệu là “Ecko Unlimited by Mark Echo”. Đến năm 1996, anh quyết định đổi tên hợp pháp thành Ecko.

Về phần logo, trong lúc đang tìm kiếm một hình ảnh phù hợp và độc đáo cho thương hiệu của mình, Marc đã nhìn thấy một con tê giác bằng gỗ trong căn phòng của cha. Anh nghĩ rằng đây là một con vật tuyệt vời. Anh bắt đầu nghĩ đến Ralph Lauren (sử dụng logo người chơi polo cưỡi ngựa) và Lacoste (logo cá sấu). Sau đó, Marc quyết định sẽ sử dụng hình ảnh tê giác làm logo cho thương hiệu Ecko.

Xem thêm: Bạn biết gì về logo tê giác của Ecko Unltd.?

Ban đầu, khách hàng đã không ủng hộ quyết định này nhưng Marc vẫn chứng minh lựa chọn của mình không sai. Anh sản xuất 25 chiếc áo phông, một trong những chiếc có hình tê giác và được bán hết. Sau đó, chiến dịch đường phố của Marc tiếp tục sử dụng hình ảnh tê giác.

Trong thời gian vận hành, Marc Ecko gặp không ít khó khăn nhưng với khả năng sáng tạo và sự kiên trì, anh vẫn tiếp tục giữ vững thương hiệu cho mình. Năm 2001, Marc Ecko Enterprises mua lại Zoo York. Ecko đã thu về khoảng 80 triệu đô la vào thời điểm đó; Zoo York tăng trưởng từ $2 triệu đến $4 triệu.

Sự phát triển nhanh chóng của Ecko được thúc đẩy bởi các thương vụ mua lại (năm 2004, hãng đã mua lại hãng sản xuất áo khoác ngoài Avirex) và cấp phép. Thông qua việc cấp phép, công ty đã mở rộng sang lĩnh vực giày dép (hợp tác với Skechers), quần áo nữ (Ecko Red) và các dòng sản phẩm dành cho trẻ em (nhãn Ecko Red và Ecko Unltd.).

Ngay cả trong nền kinh tế suy thoái, Marc Ecko Enterprises vẫn tiếp tục hoạt động để mở các cửa hàng bán lẻ của riêng mình. Vào năm 2002, ông bắt đầu xuất bản Tạp chí phức hợp hai tháng một lần, một tạp chí chuyên về hàng hóa dành cho nam giới trẻ tuổi, như một phần trong chiến lược của mình.

Xem thêm: Kappa đã thành công như thế nào khi đồng hành cùng bóng đá

Nguồn: INC