Vải Kate Là Vải Gì? Bạn Có Đang Bảo Quản Vải Kate Đúng Cách?

477
Vai kate, vai kate la vai gi

Vải kate đang ngày càng cho thấy vị thế của mình trên thị trường. Vải nhận được nhiều sự yêu thích của khách hàng bởi những ưu điểm nổi trội, nhất là về giá thành.

Vậy bạn có biết vải kate là vải gì? Hãy để Hoang Phuc International cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về loại vải này.

Xem thêm:

Vải kate là vải gì?

chat kate la vai gi

Chất vải kate là gì?

Vải kate là một trong những loại vải tổng hợp được ưa chuộng nhất hiện nay. Vải là kết quả của sự kết hợp sợi cotton và sợi polyester theo những tỉ lệ nhất định. Tùy thuộc vào nồng độ của mỗi sợi mà chất vải sẽ có những điểm khác nhau, chất lượng vải khác nhau vẫn đến giá thành cũng sẽ có khác biệt.

Lịch sử ra đời sợi kate

Như đã trình bày, vải kate là sự kết hợp giữa cotton và polyester theo tỉ lệ nhất định. Thông thường là 65% và 35%. 

Trong đó, poly được phát hiện năm 1930 trong phòng thí nghiệm và đưa vào sản xuất từ năm 1946. Sau đó, với mong muốn tối ưu chất lượng vải, người ta đã cho phối hợp giữa cotton và poly để tạo nên sợi kate mang đầy đủ ưu điểm của cả hai loại.

Có thể thấy, so với nhiều loại vải trên thị trường hiện nay, kate dù được phát triển sau nhưng độ phủ ngày càng vượt trội, nguyên nhân chính từ sự tối ưu khi kết hợp cotton và polyester, giá thành sản phẩm theo đó cũng có nhiều chuyển biến.

Quy trình sản xuất vải kate

Chu trình sản xuất vải vải kate thông thường sẽ trải qua các bước chính sau:

Bước 1: Thu hoạch và kéo sợi

Đối với sợi cotton tự nhiên, các sợi bông sau đến độ chín vừa phải sẽ được thu hoạch, làm sạch và đập bông. Sau đó, cotton thô được kéo thành sợi.

Đối với sợi polyester sẽ trải quá phản ứng trùng hợp  dimethyl terephthalate và ethylene glycol tạo thành polyester nóng chảy. Sau đó, sợi được làm khô kéo thành sợi nhỏ.

Hai sợi cotton và polyester sẽ được kết hợp theo tùy vào yêu cầu sản phẩm đầu ra. Tỉ lệ phần trăm của các sợi sẽ cho kết quả vải dày, mỏng, có độ mềm mại khác nhau.

Bước 2: Dệt vải

Trong giai đoạn này, sợi cotton và polyester sẽ được tiến hành dệt theo tỉ lệ 65% cotton và 35% polyester và tạo thành vải kate. Kate được dệt xong sẽ được loại bỏ hồ và tẩy trắng trước khi bước vào quá trình nhuộm màu.

Bước 3: Nhuộm màu

Sau bước 2, vải  được đưa đến công đoạn nhuộm màu. Đây là giai đoạn quan trọng, quyết định thành quả sau cùng của vải. Vải được xử lý qua dung dịch để làm tăng khả năng bám màu. Sau mỗi lần nhuộm, vải được đem giặt sạch để loại bỏ tạp chất. Tiếp đến, vải được xử lý để làm mềm mịn, chống tình trạng co rút.

Ưu và nhược điểm của chất vải kate

Ưu điểm của kate

Vải kate là thành quả của sự kết hợp sợi cotton và PE. DO đó, vải sở hữu đặc tính nổi bật của cả hai loại này. Trong đó, phải kể đến những ưu điểm nổi bật sau:

  • Khả năng thấm hút tốt: Với thành phần cotton, vải có khả năng thấm hút tốt. Nhờ vào đặc tính này, vải được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc. Người mặc trang phục từ chất kate sẽ có cảm giác thoáng mát, dễ chịu ngay cả những ngày nóng bức.
  • Vải ít bị nhăn: Nhờ vào sợi polyester trong thành phần nên vải khắc phục được nhiệt điểm hay nhăn của cotton. Vải kate có thể giữ được bề mặt bóng, phẳng trong cả những trường hợp vải bị xếp (gấp). Đây là ưu điểm giúp vải càng thêm được yêu thích, nhất là những ai thường xuyên phải để đồ vào vali đi du lịch hay công tác.

Uu diem cua vai kate

Vải có khả năng kháng khuẩn tốt

  • Dễ dàng giặt ủi: Bề mặt vải có bộ bóng nhất định, hạn chế sự bám dính của các chất bụi, bẩn. Đồng thời, quá trình giặt ủi cũng dễ dàng hơn. 

Chất liệu kate có thành phần từ sợi PE mang đến khả năng chịu nhiệt tốt hơn, dễ làm phẳng đối với những sản phẩm bị nhăn.

  • Kháng khuẩn tốt: Khả năng thấm hút tốt, hạn chế bụi bẩn, dễ dàng làm sạch giúp vải có khả năng kháng khuẩn tốt. Ưu điểm này giúp vải thân thiện với nhiều người dùng, nhất là những khách hàng có làn da nhạy cảm nhất.

Nhược điểm vải kate

Hạn chế lớn nhất của kate là độ co giãn kém. Vải tương đối thô và hầu như không thể ứng dụng để may trang phục thể thao. Vì vậy, khi tham gia vào những trò chơi vận động mạnh, bạn cũng nên hạn chế sử dụng các trang phục từ vải này.

Phân loại chất liệu vải kate

Vải kate trên thị trường có rất nhiều loại. Sự khác biệt giữa chúng cơ bản đến từ chất liệu và nguồn gốc xuất xứ dẫn đến giá thành cũng thay đổi ít nhiều.

Vai kate co nhieu loai khac nhau

Kate có nhiều loại khác nhau

Kate Lụa (silk)

Vải kate lụa là loại truyền thống, thành phần polyester chiếm tỉ lệ cao. Vải được sử dụng nhiều trong may đồng phục học sinh. Ưu điểm của loại vải này là ít nhăn và độ bền màu tốt. Vì tỉ lệ cotton thấp nên vải hạn chế về khả năng thấm hút hơn các loại còn lại.

Kate Mỹ

Loại vải này được ứng dụng nhiều trong thiết kế trang phục công sở, thời trang cao cấp. Vải có chất lượng vượt trội hơn hẳn, mềm mại và khả năng thấm hút cao. Chính chất lượng mang lại nên giá thành của loại này tương đối cao.

Kate Polin

Chất kate polin có độ dày hơn hẳn. Vải có nồng độ cotton cao nên khả năng thấm hút tốt, dù kết cấu dày nhưng vẫn tạo được cảm giác thông thoáng khi mặc. Loại vải này được ứng dụng trong may mặc quần áo nữ, nam hay cả đồng phục học sinh.

Kate Thái

Kate Thái ngày càng phổ biến trên thị trường. Những trang phục mặc nhà của cả gia đình thường được chọn loại vải này vì có nhiều điểm ưu việt. Vải có tính chất mỏng nhẹ, thoáng mát, dễ làm sạch và nhanh khô nên càng được yêu thích. Vào những ngày mưa bạn cũng không cần phải lo lắng tình trạng đồ không kịp khô và bị bám mùi khó chịu.

Loại vải này chỉ có hạn chế là độ co giãn không cao, nên với những trang phục mang tính bó sát sẽ không được ứng dụng loại vải này.

Kate Ford

Trong các loại kate, đây là loại có khả năng thấm hút cao hơn hẳn nhờ vào thành phần cotton trong vải cao. Tuy nhiên, vải khá dày và dễ bị đổ lông nên khá kén người mặc.

Kate Caro

Trong trang phục nam thường rất dễ bắt gặp những sản phẩm đến từ chất kate caro. Đây là chất vải chất lượng, sở hữu đầy đủ những ưu điểm của các thành phần cấu tạo nên có giá bán khá cao. Những áo sơ mi nam thường được may từ kate caro.

Kate Hàn Quốc

Kate Hàn Quốc có chất lượng kém hơn hẳn nên thường được dùng chủ yếu để may đồng phục công nhân. 

Bảo quản chất vải Kate

Cach bao quan vai kate

Cách bảo quản vải

Chất kate có thể bị nhăn qua quá trình giặt giũ hay chà xát. Do đó, nên thay giặt máy bằng giặt tay và hạn chế những tác động lực quá mạnh vào vải. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điểm sau:

  • Phơi mặt trái sản phẩm;
  • Tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp;
  • Không ủi (là) quần áo với nhiệt độ quá cao;…

Vải kate là loại vải được ứng dụng nhiều trong may mặc. Hy vọng rằng với những chia tại chuyên mục Kiến thức thời trang đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về loại vải này.