Vải Lanh Lụa: Vải Linen Lụa Là Gì? Vải Lanh Có Nhăn Không?

1880
vai lanh lua

Vải lanh lụa là một trong những loại vải có lịch sử lâu đời trên thị trường. Vải là sự kết hợp khéo léo giữa hai loại sợi phổ biến và tạo nên đặc trưng rất riêng.

Liệu bạn đã biết vải lanh lụa là gì? Những ưu và nhược điểm của vải linen lụa? Cùng Hoàng Phúc tìm hiểu ngay về loại vải đặc biệt này qua bài viết.

Xem thêm:

vai linen lua

Thông tin về vải lanh lụa

Định nghĩa vải lanh lụa

Vải lanh lụa hay vải linen lụa là loại vải được dệt từ sợi lanh và lụa. Trong đó, sợi lanh được sản xuất từ tinh chất của cây lanh và lụa có nguồn gốc từ tơ tằm.

Là một trong những phân loại của vải lanh, lanh lụa cũng có tuổi đời không hề nhỏ trên thị trường. Theo nhiều thông tin cho rằng, vải lanh lần đầu được sử dụng cách đây hơn 30.000 năm và là loại vải lâu đời nhất thế giới. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều thông tin chứng thực cho điều này. Song, phải thừa nhận rằng sự xuất hiện của vải đã đánh dấu bước tiến mới trong sự phát triển của nhân loại.

Quy trình sản xuất vải linen lụa

Vải lanh được sản xuất khá kỳ công. Với sự phát triển của máy móc hiện nay đã giúp cho quá trình này giảm bớt nhiều công sức và đạt năng suất tốt hơn. 

vai linen lua

Quy trình sản xuất lanh lụa

Quá trình tạo ra lanh lụa trải qua 5 bước:

  • Bước 1: Thu hoạch vỏ cây

Cây lanh khi đến độ trưởng thành, thân chuyển sang màu vàng hoặc quả nâu có thể tiến hành thu hoạch. Cây có thể được thu hoạch bằng tay hoặc bằng máy.

  • Bước 2: Dầm vỏ cây

Giai đoạn này giúp phân hủy chất Pectin giúp gắn kết các sợi lanh. Bước này có thể thực hiện trong các bồn chứa chuyên dụng hoặc thực hiện ngay tại ruộng lanh.

  • Bước 3: Tách vỏ và xử lý sợi

Sau bước 2, người ta tiến hành tách vỏ lanh khỏi thân và nghiền nát. Sau đó, các sợi sẽ được phân loại thành sợi ngắn và dài khác nhau.

  • Bước 4: Se sợi

Sợi lanh sau giai đoạn tách vỏ và xử lý sẽ được cuộn vào các suốt chỉ. Quá trình này sẽ được diễn ra trong môi trường tương đối ẩm ướt và sợi phải được truyền qua nước nóng để cho khả năng kết dính cao.

  • Bước 5: Sấy và dệt sợi

Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất. Sợi sẽ được cuộn vào ống chỉ lớn để tiến hành dệt vải. Trong trường hợp muốn tạo màu, sợi được đưa đi nhuộm trước rồi tiến hành dệt.

Những ưu, nhược điểm của vải lanh lụa

Ưu điểm lanh lụa

  • Độ bền cao

vai linen lua

Vải có độ bền cao

Vải linen lụa có độ bền cao. Do được tạo từ sợi tự nhiên nên vải có tính kháng khuẩn tốt, ít bị các loại vi khuẩn gây hại. Đây là điểm giúp cho vải được nhiều người yêu thích vì tiết kiệm tối đa chi phí mua mới.

  • Thấm hút vào tháo nước nhanh

Vải có cấu trúc mỏng, thấm hút nhanh chóng. Cùng với đó, quá trình tháo nước cũng rất nhanh. Điều này giúp cho việc làm khô vải không mất nhiều thời gian.

  • Thân thiện cho làn da và môi trường

Được dệt từ sợi tự nhiên nên vải rất thân thiện với làn da và môi trường. Những làn da dù là nhạy cảm nhất cũng có thể mặc trang phục từ chất liệu này mà không sợ bị kích ứng.

Hạn chế lanh lụa

Hạn chế lớn nhất của hầu hết các phân loại của vải lanh là độ đàn hồi. Vải có độ đàn hồi kém nên không nếu sử dụng bàn là (ủi) sau thời gian dài chúng sẽ mất đi cấu trúc.

Vải linen và những câu hỏi thường gặp

Giá vải lanh lụa bao nhiêu?

Vải linen lụa trên thị trường có giá bán từ 100.000đ đến 130.000đ với khổ 1.5m. Giá bán sẽ có sự thay đổi theo chất lượng và số lượng bạn mua.

Vải linen có nhăn không?

vai it nhan

Vải lanh lụa ít nhăn

Vải lanh lụa không bị nhăn sau khi giặt nên giúp bạn giảm bớt thời gian làm phẳng. Tuy nhiên, khi gấp sản phẩm trong thời gian dài có thể hình thành những vết nhăn.

Cách bảo quản vải linen lụa?

  • Phân loại vải trước khi giặt
  • Hạn chế giặt bằng máy
  • Không phơi dưới ánh nắng trực tiếp
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát
  • Hạn chế ủi nhiệt

Linen lụa có những ứng dụng gì?

Vải lanh được dùng làm chất liệu cho trong may mặc, nội thất hoặc đồ handmade. Trong đó, ở lĩnh vực may mặc vải được may trang phục mặc nhà, trang phục mùa hè do có cảm giác thoáng mát khi mặc.

Trên đây là những thông tin về vải lanh lụa mà Hoàng Phúc chia sẻ đến bạn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức thời trang hữu ích.