Vải đũi luôn là chất liệu không thể bỏ qua trong lĩnh vực thời trang. Chúng vẫn được biết đến với ưu điểm mỏng nhẹ, thoáng mát và thích hợp cho mùa hè. Tuy nhiên, như một điểm nhấn đầy ấn tượng giữa những phân loại, vải thô đũi lại có nhiều điểm rất khác biệt. Cùng Hoàng Phúc Quốc Tế tìm hiểu ngay về chất liệu này qua bài viết.
Tóm tắt
Vải thô đũi là gì?
Vải thô đũi là vải được dệt từ chất đũi thô, không pha lẫn các sợi khác như vải đũi lụa hay đũi xước,… Vải đũi thô vẫn giữ được nét mộc từ chính sợi dệt sau công đoạn xử lý.
Theo đấy, vải có nét đẹp tự nhiên, phù hợp cho những sản phẩm hướng đến môi trường nhưng đồng thời lại bị hạn chế vì bề mặt không được bóng mịn.
Tham khảo bài viết: Vải xô đũi là gì?
Quy trình sản xuất vải đũi thô
Quy trình sản xuất vải đũi thô cũng giống với quy trình sản xuất chất đũi, theo đó có 4 công đoạn chính:
Giai đoạn 1: Nấu sợi
Giai đoạn này, người ta thu hoạch những phần phế liệu của quá trình nuôi tằm và đem đi xử lý, làm sạch và nấu thành sợi. Phần phế liệu này thực chất là phần kén tằm bị loại ra trong quá trình ươm tằm để kéo tơ và dệt thành lụa.
Giai đoạn 2: Kéo sợi vải
Đũi sau khi nấu sẽ được ngâm vào nước và giai đoạn này, người thợ sẽ trực tiếp kéo chúng thành sợi. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định sự thành công của cả quá trình. Chính vì thế đòi hỏi người thợ cũng phải thật dày dặn kinh nghiệm.
Giai đoạn 3: Phơi sợi đũi
Quy trình sản xuất vải
Giai đoạn tiếp theo, các sợi đũi thô sau khi kéo sẽ được đem đi phơi khô và chuyển sang giai đoạn dệt. Việc phơi đũi cũng cần hết sức chú ý, không để tiếp xúc nhiều với ánh nắng dẫn đến mất đi độ mềm dẻo của vải, cũng không để không đủ khô dễ dẫn đến ẩm mốc.
Giai đoạn 4: Dệt vải thô đũi
Giai đoạn cuối cùng của quá trình là dệt vải. Các sợi vải đũi được tiến hành dệt với 100% không có sự kết hợp thêm nhiều chất liệu khác. Một số nơi không nhuộm màu mà giữ lại màu sắc tự nhiên của đũi thô. Theo đấy, người Ấn Độ rất thích loại vải này vì chúng có màu ngả vàng, tượng trưng cho thần linh.
Ưu và nhược điểm của chất thô đũi
Ưu điểm vải thô đũi
Ưu điểm của chất đũi thô
Chất đũi thô có nhiều ưu điểm nổi bật, đặc biệt là tính tự nhiên mà vải mang đến. Chất đũi thô vẫn giữ được sự mộc mạc vốn có của chất đũi, không lẫn nhiều tạp chất nên rất an toàn cho da. Đặc biệt, đặc trưng này còn giúp vải phù hợp hơn khi kết hợp tạo thành những trang phục có phần cổ điển.
Ở Việt Nam, vải được ứng dụng nhiều trong may mặc. Trong những bộ thiết kế mang nét cổ đại, ánh lên đặc trưng của thần thoại Hy Lạp không thể bỏ qua chất liệu này.
Nhược điểm đũi thô
Vì là vải thô, chưa qua nhiều công đoạn xử lý với hóa chất nên vải không có được sự bóng mịn như nhiều phân loại khác của đũi, nhất là vải đũi lụa. Ngoài ra, vải cũng khá dễ nhăn nên bạn cần thận trọng nếu muốn gấp nếp chúng.
Ứng dụng của vải đũi thô
Vải đũi thô được yêu thích và ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy một sản phẩm có thành phần từ chất liệu này.
Ứng dụng trong may mặc
Trong may mặc vải đũi thô được sử dụng khá nhiều. Những trang phục bình dân đến cao cấp theo phong cách nhẹ nhàng hay phá cách đều có thể khéo léo ứng dụng chất vải này. Tuy nhiên, những phong cách đậm chất cổ điển bạn sẽ dễ tìm thấy chất liệu này hơn.
Ứng dụng vải trong may mặc
Sử dụng trong nội thất
Chất liệu thô đũi cũng được ứng dụng cả vào đồ dùng nội thất. Những tấm lót, khăn trải bàn,…cũng có thể được làm từ chất đũi thô.
Nguyên liệu cho đồ handmade
Đồ handmade là những items được ứng dụng nhiều chất liệu đũi thô. Bạn có thể dùng chất vải tạo thành vỏ của những giỏ đựng đồ, bao quanh lọ hoa, những chiếc túi xách xinh xắn,…
Bảo quản chất liệu thô đũi như thế nào?
Để bảo quản chất đũi thô không quá khó khăn, bạn chỉ cần chú ý đến nhiệt độ và môi trường. Bạn không nên phơi vải dưới ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ khiến cho vải bị khô cứng. Ngoài ra, không gian bảo quản phải thông thoáng, tránh ẩm thấp để hạn chế nấm mốc phát triển.
Trên đây là những thông tin về chất vải thô đũi, mong rằng những chia sẻ của Kiến thức thời trang đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn.