Home Tags Giày thể thao

Tag: giày thể thao

Giày thể thao là sản phẩm dường như không thể thiếu trong tủ giày của những người đam mê thể thao. Những đôi giày thể thao nam hay nữ giúp bảo vệ đôi chân bạn trên mọi chặng đường đồng thời giúp bạn tự tin hơn nếu sở hữu đôi giày thể thao nữ hay nam phù hợp.

Xem thêm:

Giày thể thao là gì?

Giày thể thao là khái niệm chỉ chung cho các đôi giày dùng trong hoạt động thể thao. Ngày nay, những đôi giày này đã được sử dụng phổ biến hơn, bạn có thể nhìn thấy mọi người mang chúng để đi chơi, đi làm,…Đây là kết quả của những cải tiến về chất liệu, kiểu dáng, màu sắc,…giúp giày dần gần gũi hơn với hoạt động sống hàng ngày đồng thời thể hiện những phong cách độc đáo.

giay the thao la gi

Giày thể thao có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau, tùy vào nhu cầu sử dụng bạn sẽ chọn cho mình đôi giày phù hợp.

Lịch sử về giày

Vào cuối thế kỷ 18, đôi giày thể thao đầu tiên được làm từ cao su với tên gọi Plimsolls ra đời. So với hiện nay, đôi giày giai đoạn này rất thô kệch và không phân biệt đâu là mặt trái, đâu là mặt phải. 

Sau đấy, một công ty cao su ở Hoa Kỳ đã chú ý đến loại giày này và tiến hành sản xuất với sự cải tiến hơn. Mẫu giày mới được xuất hiện vào khoảng năm 1982, có cấu tạo thân trên bằng vải và đế cao su, cảm giác khi mang trở nên êm ái và thoải mái hơn.

Đến năm 1917, giày thể thao được sản xuất nhiều và trở nên phổ biến. Với đặc tính êm ái, nhẹ nhàng và rất ít tiếng động phát ra khi di chuyển nên giày được gọi là Sneaker – kẻ lén lút.

Cùng năm 1917, những đôi giày chuyên dụng dành cho bóng rổ được ra đời bởi Marquis Converse. Chúng có tên Converse All-Stars, về sau đổi thành Chuck Taylor All-Stars. Đôi giày này đã tạo được tiếng vang lớn trên thị trường và trở thành mẫu giày bán chạy nhất mọi thời đại.

Đến khoảng năm 1924, Adi Dassler – người sáng lập Adidas đã tạo ra mẫu giày thể thao mang tên ông. Những đôi giày Adidas nhanh chóng trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới và đến nay vẫn là mong ước sở hữu của nhiều người. Sau đó, người em Rudi của Adi Dassler tách ra và phát triển thương hiệu giày Puma.

Những đôi giày vẫn thu hẹp trong lĩnh vực thể thao mãi cho đến những năm 1950, chúng mới mang hơi thở của thời trang và trở nên phổ biến rộng khắp. Trong giai đoạn này, hình thức quảng bá thương hiệu hiệu quả nhất là thông qua những sao nổi tiếng. Số lượng giày bán ra tăng chóng mặt nếu một sao Hollywood nào đấy sử dụng chúng.

Đến năm 1971 Nike được thành lập và nổi tiếng với đôi Air Jordan sau khi ký hợp đồng đại diện với huyền thoại bóng rổ Michael Jordan. Đến nay, những đôi Air Jordan vẫn thuộc top sản phẩm bán chạy nhất của Nike.

Theo đấy, Adidas, Nike, Puma,…là những hãng thể thao lâu năm và đến nay vẫn là những tên tuổi được nhắc đến khi đề cập đến giày thể thao.

Cấu tạo giày thể thao

Giống với nhiều loại giày khác, giày thể thao cũng được cấu tạo gồm các phần chính như đế giày, gót, thân, mũi, lưới gà và dây giày. Ở giày thể theo, điểm làm nên khác biệt sẽ đến từ kiểu dáng và chất liệu.

Đế giày

Đế giày là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, phần quyết định đến độ đàn hồi và khả năng chống mỏi cho chân. Phần đế có thể gồm 2 hoặc 3 lớp, trong đó phần có tác động nhiều đến lực đàn hồi và có tầm quan trọng hơn cả là đế ngoài và đế giữa.

Đế ngoài

Đế ngoài chính là mặt tiếp xúc trực tiếp với mặt đất và quyết định độ bám của giày. Đế ngoài thường được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp. Mỗi chất liệu sẽ có những đặc tính khác nhau. Trong khi cao su tự nhiên mềm và độ đàn hồi tốt thì cao su tổng hợp sẽ có có độ cứng nhất định nhưng độ bền vượt trội.

Ngoài ra, trên thị trường cũng sẽ có những loại giày có đế tổng hợp hai chất liệu trên. Sự pha trộn sẽ tùy vào mục tiêu sử dụng mà có tỉ lệ phù hợp.

Đế giữa

Đế giữa đảm nhận vai trò chống sốc và cân bằng cho đôi giày. Đây có thể xem là phần quyết định đến chất lượng của một đôi giày thể thao vì người mang giày có thoải mái hai không, bước chân hay chạy có sức bật và không bị đau hay không sẽ do phần đế giữa tác động. 

Do đó, khi sản xuất giày, phần đế giữa bao giờ cũng được các hãng đầu tư và chăm chút về vật liệu. Đế giữa thường được sản xuất từ là EVA (ethylene vinyl acetate) và PU (polyurethane), cả hai đều có ưu điểm vượt trội về độ chống sốc.

Gót giày

Gót giày cũng là bộ phận quan trọng trong những đôi giày. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ phần gts chân khỏi những tác động từ môi trường xung quanh, nhất là phần gân sau gót chân.

Thân giày

Phần thân giày có nhiệm vụ bảo vệ má trong và má ngoài bàn chân. Đặc biệt, trong bóng đá, cầu thủ thường sử dụng hai vị trí này để đi bóng. Phần hông đồng thời cũng giúp cố định chân, phần hông vừa vặn sẽ tránh những chấn thương. 

Mũi giày

Phần mũi giày giúp bảo vệ an toàn cho phần ngón chân. Trong những hoạt động mang tính đối kháng, phần mũi chân rất dễ bị tổn thương. Một mũi chân càng vừa vặn, êm ái, có độ dày phù hợp sẽ giúp bảo vệ tối đa ngón chân khỏi những va chạm.

Dây giày

Dây là nhằm cố định chân và giày, chúng giúp cho đôi giày không bị tuột ra trong quá trình vận động. Ngoài ra, với những đôi giày bị rộng từ 0,5 đến 1 size so với chân, bạn có thể xiết dây để giày được vừa vặn hơn. 

Lưỡi gà

Lưỡi gà là phần thường nằm dưới dây giày. Đây là phần giúp tránh ma sát giữa phần dây giày và chân đồng thời bảo vệ phần mu bàn chân. 

Phân loại giày

cac phan loai giay the thao

Các phân loại giày

  • Giày chạy địa hình (Trail)

Giày chạy địa hình là những đôi giày chuyên dụng cho hoạt động chạy trên những địa hình gồ ghề. Những đôi giày này sẽ có phần đế ngoài lớn hơn và mềm hơn để tăng độ ma sát. Phần đế giữa của giày sẽ cứng hơn để có bước đệm vững hơn và để tránh những vật sắc nhọn trên đường làm chân bị thương.

Ngoài ra, phần thân trên của giày cũng sẽ được thiết kế dày dặn hơn, để tăng khả năng bảo vệ đôi chân trước địa hình không bằng phẳng.

  • Giày leo núi (Trekking)

Giày leo núi là loại giày khá nặng và đế giày cứng. Phần đế giày được thiết kế phần gai to, sâu hoặc lắp đinh để tăng độ bám dính, nhất là khi di chuyển ở khu vực núi tuyết.

Phần mũi giày leo núi thường được dùng các chất liệu có độ thông thoáng, khả năng chống nước tốt. Một tip khi đi mua giày leo núi là nên thử vào thời gian cuối ngày, khi chân vận động sau một ngày dài, da căng gần như lúc leo núi. Khi đấy bạn sẽ chọn được đôi giày vừa vặn nhất.

  • Giày bóng đá

Giày bóng đá, đúng với tên gọi, nó được sử dụng trong bộ môn “thể thao vua”. Do nhu cầu vận động chân với cường độ cao nên giày bóng đá sẽ ôm sát chân. Ngoài ra, đặc tính mày giúp cầu thủ có được cảm giác chân tốt nhất và đi bóng tốt hơn.

Đặc biệt, những đôi giày bóng đá chính hãng, phần đế sẽ là đế dán hoàn toàn, phần chỉ xuất hiện ở mũi chỉ để gia cố thêm. Dù là đế dán nhưng bạn hoàn toàn có thể an tâm về độ bền, bạn sẽ rất khó nhìn thấy một đôi giày bóng đá chính hãng bị bung keo.

  • Giày đi bộ

Giày đi bộ thường có thiết kế khác với giày chạy bộ. Chúng thường được uốn cong ở phần nửa bàn chân trước, không phải ở vòm bàn chân. Điều này xuất phát từ việc người đi bộ có xu hướng tì các ngón chân xuống mặt đất để tạo ra lực đẩy người về phía trước.

Phần đế cũng sẽ không được tối ưu các gai để tăng độ ma sát như giày chạy, đồng thời trọng lượng cũng không cần quá chăm chút.

Lưu ý gì khi mua giày nam nữ?

Xác định mục đích sử dụng

Khi mua giày nam hay nữ, bạn cần xác định mục đích sử dụng khi mua. Bởi vì, với mục đích sử dụng khác nhau, giày thể thao sẽ có những đặc điểm khác nhau.

Chọn giày thể thao vừa chân

Khi chọn mua giày, điều quan trọng hơn hết là chọn được đôi vừa chân. Với đôi giày quất chật hoặc quá rộng sẽ khiến việc di chuyển trở nên khó khăn. Hơn thế, việc mang giày không vừa chân dễ dính chấn thương.

Thử giày vào cuối ngày

Một mẹo hữu ích khi mua giày là nên đi vào cuối ngày. Bởi vì cuối ngày, chân bạn đã vận động và phần cơ giãn nở sẽ là lúc gần với kích cỡ chân khi tham gia các hoạt động. Thử giày vào thời điểm này bạn sẽ chọn được đôi giày vừa vặn.

Cân nhắc về chất liệu

Khi mua giày bạn cũng nên cân nhắc về chất liệu làm giày. Chất liệu cũng sẽ góp phần quan trọng để hỗ trợ cảm giác và hiệu quả khi chạy vận động. Đặc biệt, với những đôi giày cho hoạt động vận động mạnh, chất liệu lại càng phải cân nhắc.

Cách bảo quản giày thể thao

Giày đóng vai trò quan trọng và với nhiều người, giày được sử dụng dường như hàng ngày. Do đó, để giữ giày luôn mới, bền chắc cần có những lưu ý trong cách vệ sinh và bảo quản.

Lau giày thể thao sau mỗi lần sử dụng

Sau mỗi lần sử dụng, bạn cần lưu ý làm sạch ngay khi có thể. Việc này giúp loại bỏ những bụi bẩn, tránh bám bẩn lâu ngày hình thành những vết ố vàng. Bạn có thể dùng khăn giấy ướt, khăn ẩm hoặc bông tẩy trang để lau giày và hạn chế giặt nước thường xuyên.

Sử dụng chất tẩy rửa tự nhiên

Khi làm sạch giày, bạn nên ưu tiên những chất tẩy rửa tự nhiên thay vì hóa chất. Bạn có thể dùng nước chanh, nước giấm, baking soda,… để vừa đạt hiệu quả làm sạch vừa hạn chế bị hỏng bởi chất tẩy mạnh.

Dùng giấy bao giày khi phơi

Khi phơi giày, nhất là những đôi giày trắng, bạn nên dùng khăn giấy hoặc giấy báo bao quanh giày để tránh nhiệt độ làm nóng chảy chất bảo vệ giày, hình thành nên các vết ố vàng. 

Hạn chế dùng nhiệt sấy khô giày

Khi giặt giày, nhiều người thường dùng máy sấy để giúp giày nhanh khô. Tuy nhiên, điều này vô tình lại khiến giày nhanh hư hỏng. Nguyên nhân chất keo bám dính bọ vô hiệu hóa bởi nhiệt độ. Do đó, hãy cẩn trọng với những máy sấy nhiệt độ cao bạn nhé!

Giày thể thao là lựa chọn bạn có thể cân nhắc trong nhiều hoạt động. Bạn không chỉ sử dụng chúng mỗi khi tham gia vận động, bảo vệ đôi chân mà còn giúp bạn thể hiện được phong cách thời gian khác biệt của mình.

Mới nhất