Top 7 khoảnh khắc đáng nhớ nhất lịch sử bóng đá nữ. Điều cuối chỉ Việt Nam mới làm được

Chưa khi nào không khí của Giải Vô địch bóng đá thế giới nữ (FIFA Women's World Cup hay FFWWC) lại nóng như 2023, khi Việt Nam lần đầu bước chân ra đấu trường thế giới. Cùng Hoàng Phúc điểm lại 7 khoảnh khắc đáng nhớ nhất lịch sử bóng đá thế giới nhé.

Xem thêm: Kappa và những khoảnh khắc huyền thoại với bóng đá trong thế kỷ 20

1. World Cup bóng đá nữ lần đầu diễn ra năm 1991

World Cup bóng đá nam diễn ra lần đầu năm 1930, nhưng phải hơn 6 thập niên sau đó, các cầu thủ nữ mới có cơ hội tranh tài cùng nhau tại sân chơi cao quý nhất của cấp độ các đội tuyển quốc gia.

Nguồn: US Soccer

Trung Quốc là chủ nhà đầu tiên của kỳ FFWCC 1991. Trận chung kết tại Quảng Châu của 32 năm về trước diễn ra giữa Mỹ và Nauy có kết quả 2-1. Đây là lần đầu tiên Mỹ lên ngôi hậu và mở ra thời kỳ huy hoàng của bóng đá nữ tại quốc gia này.

2. Trận chung kết FFWWC nghẹt thở giữa Mỹ và Trung Quốc năm 1999

8 năm sau đó, Mỹ trở thành nước chủ nhà. Kẻ thách thức cuối cùng chính là chủ nhà FFWWC kỳ đầu tiên- Trung Quốc. Trận đấu có kết quả hòa 0-0. Đây cũng là trận chung kết FFWWC duy nhất đến nay không có bàn thắng trong thời gian thi đấu chính thức.

Tuyển nữ Trung Quốc tại FFWWC 1999. Nguồn: FIFA Museum

Sau loạt penalty cân não, tuyển Mỹ là đội thắng với tỷ số sít sao 5-4 và qua đó vô địch lần thứ 2.


Nguồn: The Telegraph

Hình ảnh tiền vệ phòng ngự Brandi Chastain cởi áo ăn mừng đầy cảm xúc khi ghi bàn thắng quyết định cũng trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ trong hành trình của tuyển Mỹ năm đó.


Tạp chí Sport Illustrator đã chọn khoảnh khắc ăn mừng của Chastain làm ảnh bìa cho ấn phẩm của mình. Nguồn: Sport Illustrator

Khán giả yêu nhạc Việt Nam trong thập niên 9x chắc hẳn còn nhớ video Let's Get Loud của ca sỹ Jennifer Lopez. Video này được ghi hình trong thời gian nghỉ giải lao của trận chung kết giữa Mỹ và Trung Quốc.


Nguồn: YouTube @JenniferLopezVEVO

Đến nay, đây là trận chung kết có số lượng khán giả tham gia kỷ lục: Hơn 90 ngàn người đã đến sân Rose Bowl để cổ vũ cho các cô gái Mỹ và Trung Quốc. Khung cảnh ấn tượng này cũng là cảnh mở màn của video Let's Get Loud.

3. Nhật Bản vô địch năm 2011

Năm 2003 và 2007, thế giới chứng kiến tuyển nữ Đức nâng cúp vô địch 2 lần liên tiếp. Nhưng đến 2011, khi Đức là chủ nhà, họ thậm chí không vào nổi đến bán kết.

2011 cũng là lần đầu tiên thế giới chứng kiến đại diện của châu Á- các cô gái Nhật Bản lên ngôi hậu. Tại bán kết, họ quật ngã đối thủ cực mạnh là tuyển Thụy Điển.


Nguồn: The Japan Times

Trận đấu cuối cùng với 4 bàn thắng chia đều cho cả 2 đội trong thời gian thi đấu chính thức. Và kết quả penalty 3-1 đem về ngôi vô địch cho tuyển Nhật Bản.

4. QBV Nữ đầu tiên

Các cầu thủ nam được vinh danh với giải thưởng Ballon d'Or (tức Quả Bóng Vàng) do tạp chí France Footballa trao tặng, ra đời năm 1956.

Mãi đến năm 2018, khi các cầu thủ nữ ngày càng có sức ảnh hưởng và các giải đấu bóng đá nữ ngày càng thu hút truyền thông hơn, giải thưởng Ballon d'Or Féminin chính thức ra đời. Cầu thủ nữ đầu tiên được vinh danh là Ada Hegerberg của tuyển Nauy.


Ada Hegerberg là cầu thủ nữ đầu tiện nhận giải Quả Bóng Và. Nguồn: The New York Times

Riêng năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch nên ban tổ chức đã hủy giải thưởng này. Năm 2021 và 2022, giải thưởng này liên tiếp được trao cho Alexia Putellas- Ngôi sao của tuyển nữ Barcelona và Tây Ban Nha.

Alexia Putellas trong lần được vinh danh là QBV nữ năm 2021. Nguồn: ESPN

5. Alex Morgan troll người Anh bằng động tác uống trà

Từ lâu, người Mỹ và người Anh vẫn luôn bất đồng về danh từ để gọi môn bóng đá. Nếu như người Anh cho rằng: "Anh quốc là quê hương bóng đá. Chúng tôi gọi nó là "football" thì các bạn cũng phải gọi nó là football".

Còn với người Mỹ, "football" là từ để gọi môn bóng bầu dục. Họ nằng nặc gọi môn bóng đá là "soccer".


Theo "phân tích" này thì môn bóng bầu dục phải được gọi là "handegg"- vì nó chơi bằng tay và quả bóng có hình trái trứng. Nguồn: Twitter @flushingitgolf

Mỗi khi Anh-Mỹ gặp nhau, fan bóng đá lại có dịp troll nhau hài hước. Còn trên sân cỏ, các cầu thủ nữ cũng "không vừa".

Trong lần ghi bàn vào lưới tuyển Anh tại bán kết FFWWC năm 2019, siêu sao của tuyển Mỹ là Alex Morgan nhại lại động tác uống trà (một nét văn hóa đặc trưng của người Anh). Kết quả là Mỹ thắng Anh để vào chung kết và sau đó nâng cúp vàng.

Đội trưởng tuyển Mỹ- Alex Morgan nhại động tác uống trà của người Anh. Nguồn: Los Angeles Times

Cập nhật: Đến World Cup nam 2022 tại Qatar, các đồng nghiệp nam người Anh vẫn chưa thể "gỡ lại thể diện". Họ bị tuyển Mỹ cầm chân 0-0 trong trận vòng bảng.

6. Christine Sinclair giữ chắc vị trí ghi bàn số 1 thế giới

Chritine Sinclair sinh năm 1983 và là huyền thoại của tuyển Canada. Cô chính là nữ cầu thủ có số bàn thắng nhiều nhất cho đội tuyển quốc gia- 190 bàn.

Bàn thắng gần nhất của cô cho Canada diễn ra vào tháng 7/2022. Trong trận mở màn FFWWC 2023, cô lỡ cơ hội nâng số bàn lên 191 vì cú penalty hỏng trong trận gặp Nigeria.

Christine Sinclair là huyền thoại sống của bóng đá nữ thế giới. Nguồn: Burnaby Now

Tuy nhiên, khả năng cao là Chritine Sinclair sẽ giữ được vị trí này trong một thời gian nữa vì cô vẫn đang thi đấu cùng tuyển Canada tại FFWWC 2023. Còn 2 nữ cầu thủ tiếp theo trong danh sách là Abby Wambach (184 bàn- Mỹ) và Mia Hamm (158 bàn- Mỹ) đều đã giải nghệ từ lâu.

7. Tuyết Dung vượt mặt tất cả đồng nghiệp nam nữ, lập kỷ lục ghi bàn chưa ai phá nổi

Ghi bàn từ chấm phạt góc là điều đã diễn ra trong các trận bóng đá ở cấp độ câu lạc bộ và đội tuyển, cho cả giải nam và giải nữ.

Nhưng ghi 2 bàn từ 2 chấm phạt góc khác nhau trong cùng 1 trận đấu là cực khó.

Đến nay chỉ có Nguyễn Thị Tuyết Dung của Việt Nam là người làm được điều không tưởng: Ghi 2 bàn từ 2 chấm phạt góc, bằng 2 chân khác nhau, trong cùng 1 trận đấu.


Tuyết Dung trong trận đấu với Malaysia năm 2015. Nguồn: VNExpress

Kỷ lục này được xác lập năm 2015 tại Giải Vô địch Bóng đá nữ Đông Nam Á, khi Việt Nam hạ Malaysia 7-0. Lúc này Tuyết Dung chỉ mới 22 tuổi.


Nguồn: YouTube | @O CSGO

Năm 2022, Tuyết Dung tiếp tục ghi bàn từ chấm phạt góc trong trận đấu với Myanmar trong khuôn khổ Giải bóng đá châu Á, khẳng định thêm cho biệt danh "Thánh nữ đá phạt góc" do người hâm mộ Việt Nam trao tặng.


Trong bài viết về Tuyết Dung, tờ Mirror đưa ra câu hỏi thống kê cho độc giả: "Bạn có ghi bàn trực tiếp từ chấm phạt góc được không?". Kết quả là 39% người nói không, còn lại cho biết họ có thể làm được, nhưng đó là... trong game FIFA

Tuyết Dung hiện là tiền vệ trụ cột của Tuyển Bóng đá nữ Việt Nam. Cô cũng là lứa cầu thủ nữ Việt Nam đầu tiên tham gia tranh tài tại Giải vô địch thế giới bóng đá nữ, diễn ra từ 20/7 đến 20/8 tại Úc và New Zealand.

Địa chỉ mua quần áo bóng đá cho các cô gái Việt Nam

Từ lần đầu tham gia thi đấu quốc tế và giành cup vô địch tại giải Tiền SEAGAMES 1997, đến nay các cầu thủ Việt Nam đã được hít thở bầu không khí của sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh.

Gần đây, chuyện các bé gái, các cô nàng tuổi học sinh tập luyện tại các câu lạc bộ bóng đá không còn xa lạ nữa. Các chị em cũng có những giải bóng đá phủi của riêng mình. Tình yêu với quả bóng tròn của các cô gái kim cương ngày một chinh phục được nhiều người hâm mộ và thu hút nhiều hơn những cô gái ra sân thi đấu.

Tại Việt Nam, Hoàng Phúc hân hạnh đem đến bộ sưu tập áo bóng đá Kappa4Team (hay K4T) dành cho các bạn nữ yêu thích thể thao nói chung và bóng đá nói riêng.

Với chất liệu vải mỏng nhẹ từ polyester, các mẫu áo thể thao Kappa có độ co giãn rất tốt cùng với khả năng thoát mồ hôi hiệu quả nên sẽ là lựa chọn hàng đầu khi vận động cường độ cao, hoặc mặc trong mùa hè nóng bức.

Đặc biệt, các mẫu áo thể thao Kappa4Team có dáng slim fit hiện đại, ôm rất vừa vặn, và lại còn có size từ XXS đến XXL, nên ngoài nam giới ra, thì các bạn nữ và các bé tầm 8-10 tuổi cũng có thể mặc vừa.

Ngoài những tính năng về chất liệu, Kappa cũng rất chú trọng đến tính thời trang với nhiều lựa chọn màu sắc đa dạng.

Các bạn nữ có thể chọn tông màu trung tính như Trắng, Đen, Xanh, cũng như hàng loạt màu nổi bật khác như Đỏ, Cam, Vàng, hoặc combo màu lấy cảm hứng từ áo thi đấu chính thức của các đội tuyển bóng đá quốc gia hàng đầu thế giới hiện nay như Hà Lan, Anh, Pháp, Canada, Đan Mạch, Bồ Đào Nha...

Chọn Kappa, vừa có áo để tập luyện, khỏe khoắn mỗi ngày, vừa có một chiếc áo thun mỏng-mịn-mát, đậm chất sporty để có thể vi vu rong chơi khắp nơi.

Đặc biệt, trong các phiên livestream đặc biệt của Hoàng Phúc tại Facebook và TikTok, mỗi mẫu áo chỉ có giá 149.000đ (giá gốc 299.000đ). Ngoài ra, bạn còn có cơ hội săn deal hot: 29.000đ/ áo với số lượng cực kỳ giới hạn.

Mời các bạn đón xem:

  • Facebook: 11:00 - 14:00 và 18:30 - 22:00
  • TikTok: 9:00 - 14:00 và 19:00 - 24:00

Đừng bỏ lỡ nhé!

HOANG PHUC International tổng hợp